Tích cóp mãi mới “tậu” được chiếc ôtô. Khi mua về đi mới thấy, “sướng thì ít, nhục thì đủ đường”.
Nhục nhất là chuyện
tắc đường. Sống ở mấy thành phố lớn. Sáng tắc, trưa tan tầm tắc, chiều
về lại tiếp tục… tắc đường. Khi tắc đường, những chiếc ôtô là “nạn nhân”
phải chờ đợi lâu nhất, bởi không có được sự linh động như xe gắn máy.
Dù xe có điều hòa nhiệt độ, cửa kính kín mít không sợ khói bụi, nhưng cái giá phải trả là hàng giờ đồng hồ chờ đợi. Đó là còn chưa kể đến chuyện, hôm nào lái xe về nhà mà cũng căng như dây đàn. Cả ngày làm việc về lái xe lại thêm ức chế vì tắc đường. Nào thì “ông” xe máy tạt đầu, “ông” xe tự chế cồng kềnh chen lấn, còi inh ỏi. Lúc đó chỉ muốn vứt quách cái ôtô đi cho xong.
Đi ôtô, sau nỗi lo tắc đường, việc tìm được nơi đỗ xe phù hợp cũng
khiến nhiều người “lao tâm khổ tứ”. Ở thời buổi đất chật, người đông,
chỗ ở còn chẳng có huống hồ đậu xe. Nếu chỉ có xe máy thì còn đỡ, vì ít
ra nó cũng không chiếm diện tích lắm, nhưng ôtô thì lại là vấn đề khác.
Không chỉ cần diện tích đậu xe, nó cũng cần có đường vào ra đủ rộng. Vì
thế, những người có nhà trong hẻm hoặc phố nhỏ muốn sở hữu ôtô thì trước
hết phải tìm được bãi đậu xe gần nhà, và chấp nhận ngày ngày đi bộ từ
nhà ra bãi và ngược lại.
Nhưng điều đó vẫn là chưa đủ. Cơ quan hoặc nơi công tác cũng phải có chỗ đậu xe thuận tiện. Ngoài ra, các nhà hàng, nơi mua sắm… cũng phải có chỗ đậu ôtô. Đôi khi, muốn ăn bát phở ngon hay thưởng thức ly cà phê nóng hổi mà mình yêu thích ở nơi trung tâm thành phố, rất khó đạt được vì không có điểm đỗ xe. Chỗ nào có điểm đỗ thì không tiện cho mình hoặc món ăn, thức uống vừa đắt vừa không ra gì.
Ở ta, lái xe hết lo tắc đường, lo chỗ đỗ xe lại còn phải lo chuyện bị vặt đồ. Chả ở đâu như ở Việt Nam. Đỗ xe ngoài cổng nhà mình mà sáng ra mất 3/4 cái bánh. Rồi nay mất đôi gương, biển số, mai mất cần gạt nước, logo. Ông nào xe “xịn” tìm mua mà thay cho đủ đồ bị mất thì cũng “ốm đòn”.
Đó là mấy cái “nỗi lo thường trực”. Lái ôtô trên đường còn gặp đủ
chuyện “ấm ức” khác mà chỉ có “người trong cuộc” mới thấu. Nào là chuyện
va chạm với mấy ông xe máy, xe đạp. Có khi lỗi của họ đấy, nhưng mình
không bắt đền được, thậm chí còn bị đền ngược vì "ai bảo mày đi ôtô".
“Từ trước đến nay, hễ cứ “húc” nhau thì chỉ có "xe to đền xe nhỏ" là gì”
– người ta quan niệm thế.
Lại còn chuyện rất nực cười ở xứ ta, phàm là những người đi ôtô thường phải trả phí cho các dịch vụ cao hơn hẳn so với những người đi xe máy hay phương tiện công cộng khác. Điều này ở thành phố thì ít gặp, nhưng cứ lái xe ra tỉnh hoặc đi du lịch là “biết mặt nhau ngay”.
Đi đường ăn bát phở, mua chai nước, cái bánh cũng bị đắt hơn chỉ vì đi ôtô. Ra đến tỉnh, mua chút quà lưu niệm, thuê khách sạn cũng bị lấy thêm tiền với cái lí do “đã đi ôtô nghĩa là sang chảnh, có tiền”. “Có tiền thì phải “chém đẹp”, ai bảo anh đi ôtô”.
Nhục vì người ta cứ tâng người đi ôtô lên để mà “chém”, lại còn nhục vì “lỡ” hơn người ta. Anh nào đỗ xe trong ngõ mà vội quá không nhìn trước nhìn sau, chỉ độ một lúc đi ra là thấy “xế yêu” của mình bị quây bởi hơn chục cái xe rác, hoặc bị xì lốp, hoặc cảnh cáo bằng gạch lên nóc xe, hoặc bị dán giấy ghi bậy lên kính hay bị chửi vì cái tội đỗ xe "mất dạy" che mất cửa hàng, bịt lối ra vào của nhà ai đó. Đấy là còn nhẹ, gặp cái hội làng nào, có khi xe tan nát như chơi vì lí do “thánh giận, thánh phá xe”.
“Lái xe ra đường không sợ tông nhau mà chỉ sợ mấy bóng áo vàng”. Đó
còn là một cái nhục khác. Có người vừa mua xe tháng đầu về bị CSGT bắt 3
lần vì tội không biết đường, không nhìn biển. Mỗi lần phạt cũng đến 1 –
2 triệu đồng. Nhiều tài xế vì thế mà đi lại cẩn thận lắm, đọc luật, nắm
đường kỹ càng. Thế mà cũng chẳng thoát. Vì nay đường này mới cấm, mai
phố kia kẻ lại vạch.
Thế mới có chuyện, mấy bác tỉnh lẻ, có xe “xịn” mà chẳng dám lái lên phố. Cứ liều lên lần nào là bị “tuýt” lần đó vì không quen đường cấm, không hay chỗ đỗ. Ai đời, chủ nhân xế hộp đàng hoàng mà cứ lên phố là phải gửi xe tận ngoại thành, bắt taxi hay xe ôm đi công việc.
Đi ôtô ở Việt Nam, đúng là đủ cái “nhục”!
Dù xe có điều hòa nhiệt độ, cửa kính kín mít không sợ khói bụi, nhưng cái giá phải trả là hàng giờ đồng hồ chờ đợi. Đó là còn chưa kể đến chuyện, hôm nào lái xe về nhà mà cũng căng như dây đàn. Cả ngày làm việc về lái xe lại thêm ức chế vì tắc đường. Nào thì “ông” xe máy tạt đầu, “ông” xe tự chế cồng kềnh chen lấn, còi inh ỏi. Lúc đó chỉ muốn vứt quách cái ôtô đi cho xong.
Nhưng điều đó vẫn là chưa đủ. Cơ quan hoặc nơi công tác cũng phải có chỗ đậu xe thuận tiện. Ngoài ra, các nhà hàng, nơi mua sắm… cũng phải có chỗ đậu ôtô. Đôi khi, muốn ăn bát phở ngon hay thưởng thức ly cà phê nóng hổi mà mình yêu thích ở nơi trung tâm thành phố, rất khó đạt được vì không có điểm đỗ xe. Chỗ nào có điểm đỗ thì không tiện cho mình hoặc món ăn, thức uống vừa đắt vừa không ra gì.
Ở ta, lái xe hết lo tắc đường, lo chỗ đỗ xe lại còn phải lo chuyện bị vặt đồ. Chả ở đâu như ở Việt Nam. Đỗ xe ngoài cổng nhà mình mà sáng ra mất 3/4 cái bánh. Rồi nay mất đôi gương, biển số, mai mất cần gạt nước, logo. Ông nào xe “xịn” tìm mua mà thay cho đủ đồ bị mất thì cũng “ốm đòn”.
Lại còn chuyện rất nực cười ở xứ ta, phàm là những người đi ôtô thường phải trả phí cho các dịch vụ cao hơn hẳn so với những người đi xe máy hay phương tiện công cộng khác. Điều này ở thành phố thì ít gặp, nhưng cứ lái xe ra tỉnh hoặc đi du lịch là “biết mặt nhau ngay”.
Đi đường ăn bát phở, mua chai nước, cái bánh cũng bị đắt hơn chỉ vì đi ôtô. Ra đến tỉnh, mua chút quà lưu niệm, thuê khách sạn cũng bị lấy thêm tiền với cái lí do “đã đi ôtô nghĩa là sang chảnh, có tiền”. “Có tiền thì phải “chém đẹp”, ai bảo anh đi ôtô”.
Nhục vì người ta cứ tâng người đi ôtô lên để mà “chém”, lại còn nhục vì “lỡ” hơn người ta. Anh nào đỗ xe trong ngõ mà vội quá không nhìn trước nhìn sau, chỉ độ một lúc đi ra là thấy “xế yêu” của mình bị quây bởi hơn chục cái xe rác, hoặc bị xì lốp, hoặc cảnh cáo bằng gạch lên nóc xe, hoặc bị dán giấy ghi bậy lên kính hay bị chửi vì cái tội đỗ xe "mất dạy" che mất cửa hàng, bịt lối ra vào của nhà ai đó. Đấy là còn nhẹ, gặp cái hội làng nào, có khi xe tan nát như chơi vì lí do “thánh giận, thánh phá xe”.
Thế mới có chuyện, mấy bác tỉnh lẻ, có xe “xịn” mà chẳng dám lái lên phố. Cứ liều lên lần nào là bị “tuýt” lần đó vì không quen đường cấm, không hay chỗ đỗ. Ai đời, chủ nhân xế hộp đàng hoàng mà cứ lên phố là phải gửi xe tận ngoại thành, bắt taxi hay xe ôm đi công việc.
Đi ôtô ở Việt Nam, đúng là đủ cái “nhục”!
Autodaily
0 nhận xét:
Đăng nhận xét