Trang

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Ý nghĩa các thông số kỹ thuật trên lốp xe ô tô

Khi tiến hành bảo dưỡng lốp xe, người dùng chỉ quan tâm đến kích cỡ lốp, hãng sản xuất, giá thành hoặc chỉ tiến hành vài bước đảo lốp, nhưng họ không biết những thông số kĩ thuật trên thân lốp vô cùng quan trọng đối với sự phù hợp giữa lốp và xe của họ.
Từ việc sử dụng lốp ôtô không phù hợp, đã có không ít sự cố liên quan đến nổ lốp khi chạy ở tốc độ cao, lốp xe quá ồn, hao tốn nhiên liệu quá nhiều…Điều này không chỉ ảnh hưởng đến độ an toàn khi vận hành mà còn gây thiệt hại về vật chất không nhỏ. Sau đây là một số hướng dẫn về thông số kĩ thuật lốp xe đơn giản có thể giúp bạn “giải mã” những con số phức tạp này.
Ở hình trên ta đọc được con số P185/75R14 82S
PLoại xe: Chữ cái đầu tiên cho ta biết loại xe có thể sử dụng lốp này. P “Passenger”: lốp dùng cho các loại xe có thể chở “hành khách”. Ngoài ra còn có một số loại khác như LT “Light Truck”: xe tải nhẹ, xe bán tải; T “Temporary”: lốp thay thế tạm thời.
185 – Chiều rộng lốp: Chiều rộng lốp được tính bằng bề mặt tiếp xúc của lốp ôtô với mặt đường. Chiều rộng lốp được đo từ vách này đến vách kia (mm).
75 – Tỷ số giữa độ cao của thành lốp (sidewall) với độ rộng bề mặt lốp: được tính bằng tỷ lệ bề dày/ chiều rộng lốp. Trong ví dụ trên đây, bề dày bằng 75% chiều rộng lốp (185)
R – Cấu trúc của lốp: Các lốp ôtô thông dụng trên xe hầu như đều có cấu trúc Radial tương ứng với chữ R. Ngoài ra, một số cấu trúc khác như B, D, E cũng có mặt nhưng rất ít được sử dụng trên thị trường.
14 – Ðường kính la-zăng: Với mỗi loại lốp chỉ sử dụng được duy nhất một cỡ la-zăng. Số 14 tương ứng với đường kính la-zăng lắp được là 14 inch (35,5 cm).
82S – Tải trọng và tốc độ giới hạn: Không nên để con số này nhỏ hơn tải trọng và tốc độ xe chạy vì đây là nguyên nhân chính gây nổ lốp, rất nguy hiểm cho người lái.
*Số 82 – Tải trọng lốp xe chịu được: Thông thường vị trí này có số từ 75 tới 105 tương đương với tải trọng từ 380 tới 925 kg. Những thông số kĩ thuật lốp xe khác có thể bắt gặp ở mục này đó là 75, 88, 91, 93, 105 với lượng tải trọng cho phép tăng dần.
*S – Tốc độ tối đa lốp xe có thể hoạt động bình thường: Bên cạnh tải trọng là một chữ cái thể hiện tốc độ tối đa mà lốp có thể đạt được trong phạm vị an toàn. Ở đây S tương đương với 180 km/h. Ngoài ra còn có một số chữ cái như Q, T, U H, V, Z với tốc độ cho phép trải dài từ 160 đến trên 240 km/h cho nhiều mục đích sử dụng xe của người dùng.
Ngoài các thông tin cơ bản trên thì trên thành lốp còn có nhiều kí hiệu khác như chỉ số tải (Load Index) cho biết sức nặng tối đa mà chiếc lốp mang được; áp suất lốp tối đa; tốc độ an toàn tối đa. Thông tin về áp suất tối đa khá dễ hiểu, còn chỉ số tải và tốc độ an tòan tối đa thì được quy ước bằng mã hóa. Trong ví dụ trên chỉ số tải 82 cho thấy tải trọng tối đa là 475kg, còn chữ P cho thấy tốc độ tối đa là 150km/h.
Trên lốp còn có 1 số các thông tin khác:
 

- Chữ “P”
: cho thấy đây là lốp xe Passenger (xe ô tô loại 7 chỗ ngồi trở xuống, không kể xe tải).
- Chữ “LT”: viết tắt của từ “Light Truck” cho thấy đây là lốp xe tải nhẹ.
- Chữ “ T” : viết tắt của từ “Temporary” cho thấy đây là lốp dự phòng.

- Chữ “SSR”
: viết tắt của từ “Self Supporting Runflat” dành cho lốp đặc biệt dùng trường hợp sự cố. Nhờ thành lốp tự tải và được gia cố, xe có thể tiếp tục chạy ngay cả khi hết sạch hơi mà không cần phải thay lốp dự phòng.

- Chữ “OTR”
: viết tắt của từ “ Off the road” cho thấy đây là lốp dành cho xe công trình. Ví dụ: lốp 12.00 – 24 CA402F 24PR.
- Chữ “C” : viết tắt của từ “ Commercial, cho thấy đây là lốp dành cho xe thương mại. Ví dụ: lốp 255/70R15C gắn vào xe Ford Transit đời 2000.
 
Một số ký hiệu như:

- SUV (Sport Utility Vehicle) lốp dành cho xe thể thao đa dụng.

- CUV (Crossover Utility Vehicle) lốp dành cho xe lai mẫu đa dụng.

- SAV (Sport Activity Vehicle) lốp dành cho xe thể thao đa tính năng.

Một số ký hiệu dành cho lốp sử dụng vào mùa đông có biểu tượng núi (Mountain): M&S dành cho xe thường chạy trên nhiều bùn & tuyết; biểu tượng bông tuyết bên trên núi là dành cho xe trong thời tiết có núi và băng.

Tubeless
: lốp không săm

Tube Type
: lốp có săm.

DOT :
viết tắt Department of Transportation, có ý nghĩa là lốp xe này phù hợp với các tiêu chuẩn an tòan được xác lập bởi Bộ Giao Thông Mỹ.

E4 :
có ý nghĩa lốp xe này phù hợp với tiêu chuẩn của Châu Âu.

TWI :
dấu hiệu báo mòn (tread wear indicator), chỉ số này bao gồm một dãy các nấc ngang xếp xen vào các rãnh dọc trên bề mặt lốp và được đánh dấu bởi hàng chữ “TWI” li ti ở bên thành.
Bốn chữ số liền nhau, in chìm:
- 2 chữ số đầu: số thứ tự của tuần trong năm.
- 2 chữ số cuối: 2 chữ số cuối của năm.

Treadwear
: là thông số về độ mòn của gân lốp xe với tiêu chuẩn so sánh là 100. Giả sử lốp xe được xếp 360, tức là nó có độ bền hơn tiêu chuẩn 3.6 lần. Tuy nhiên, thông số này chỉ chính xác khi so sánh độ bền của gân lốp xe của cùng một nhãn hiệu.

Traction :
số đo khả năng dừng của lốp xe theo hướng thẳng, trên mặt đường trơn. AA là hạng cao nhất, A là tốt, B là trung bình, C là kém nhất.

Temperature
: đo khả năng chịu nhiệt độ của lốp khi chạy trên đường dài với tốc độ cao. A là cao
nhất; B là trung bình; C là kém nhất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét