Trang

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

5 nguyên tắc vàng để phanh xe an toàn

Phanh xe đúng cách là một trong những thao tác quan trọng giúp bạn và xe an toàn hơn.

1. Làm chủ tốc độ

Tốc độ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới quá trình phanh. Một chiếc xe chạy ở tốc độ 96 km/h, mỗi giây sẽ di chuyển được khoảng 27m, nhưng nếu để dừng chiếc xe đó lại phải mất hơn 4,5 giây và quãng đường phanh tới 82m.

Bên cạnh thời gian thực tính từ khi xe bạn bắt đầu phanh, còn có nhiều thứ tác động lên quá trình phanh xe như thời gian nhận thức và thời gian phản ứng, do đó đã làm tăng đáng kể quãng đường phanh xe. Thời gian nhận thức mất khoảng là 3/4 giây để bạn phát hiện sự cố và bắt đầu quá trình phanh. Thời gian phản ứng cũng khiến bạn mất thêm ¾ giây nữa để di chuyển chân đặt lên phanh xe. Cộng gộp thời gian nhận thức và thời gian phản ứng thì xe bạn đã di chuyển một quãng đường là 40,2 m trước khi xe bạn kịp giảm tốc từ tốc độ 96km/h.
Vì thế, từ lúc bạn nhận ra tình huống cần phải phanh cho đến khi dừng lại hoàn toàn, xe bạn đã di chuyển một quãng đường hơn 82m, trong 4,6 giây, gần bằng chiều dài của một sân bóng. Nếu bạn chạy xe càng nhanh thì quãng đường và thời gian phanh càng lớn.

2. Chú ý tới điều kiện thời tiết

Để an toàn hơn khi lái xe trong điều kiện đường sá, thời tiết xấu thì việc thay đổi phong cách lái sẽ giúp gia tăng mức độ an toàn của bạn.

Khi thời tiết xấu, quãng đường phanh của bạn có thể tăng lên gấp nhiều lần. Nếu di chuyển trên những cung đường ẩm ướt, bạn có thể mất tới 6,1 giây để dừng chiếc xe lại với tổng quãng đường phanh tăng lên đến 101 m. Hoặc, nếu di chuyển trên mặt đường phủ tuyết, bạn sẽ mất tới 10,6 giây và di chuyển hơn 162m. Khoảng cách này tương đương với quãng đường phanh của một chiếc xe đang di chuyển ở tốc độ 145km/h trong điều kiện đường sá khô ráo.
Nếu bạn đang lái một chiếc xe tải, hãy chú ý hơn đến tốc độ xe trong điều kiện thời tiết xấu. Những loại xe này có vị trí ngồi và trọng tâm xe cao hơn nhiều so với các dòng xe khác, do đó nguy cơ lật xe cũng cao hơn nhiều khi xe bị phanh gấp.

3. Cân nhắc tải trọng

Bạn sẽ không thể tránh khỏi qui luật tác động của vật lý, đó là lực quán tính (xe trọng lượng càng lớn thì quãng đường phanh càng dài). Do đó, trọng lượng của xe cũng là một nhân tố quan trọng trong quá trình phanh xe của bạn.

4. Giữ khoảng cách an toàn

Hãy nhớ giữ khoảng cách với các xe khác ở phía trước, bên hông và phía sau xe của bạn. Để biết được khoảng cách nào an toàn bạn hãy làm theo nguyên tắc “3 giây”. Khi xe phía trước vượt qua một vật thể nào đó, một biển hiệu chẳng hạn, thì bạn hãy bắt đầu đếm đến 3. Nếu bạn vượt qua cột mốc đó trước khi đếm xong thì có nghĩa bạn đang di chuyển quá gần. Trong điều kiện thời tiết xấu bạn nên gia tăng khoảng cách này lên để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ xảy ra va chạm.

5. Lốp xe cũng là yếu tố quan trọng khi phanh

Bạn hãy chú ý đến loại lốp xe đang sử dụng cho phù hợp với điều kiện vận hành. Có nhiều loại lốp xe được sử dụng tương ứng với các điều kiện đường sá khác nhau. Do đó, việc sử dụng loại lốp thích hợp sẽ tăng khả năng vận hành và đảm bảo quãng đường phanh tốt hơn.


Thu Hà (Theo TTTĐ)

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

Niềm vui khi có xe hơi

Ngồi sau vô-lăng, bạn mới cảm nhận hết sự thú vị. Bài viết nhỏ này không ngoài mục đích chia sẻ với những ai đang sở hữu hay có ý định sở hữu ôtô, phương tiện giao thông an toàn, hiện đại và hiệu quả.
Để tận hưởng những thú vị này thì chắc hẳn bạn phải trả một giá nào đấy. Điều đáng buồn là một số người dù rất muốn nhưng lại không chấp nhận trả giá. Hơn 1 năm sở hữu và sử dụng xe để đi làm, tôi tổng kết ra nhiều điều thú vị.
Đầu tiên là niềm tự hào với "cô vợ hai" xinh đẹp. Lên xe và xuống xe giữa bao nhiêu con mắt ngưỡng mộ từ người xung quanh. Cảm giác đó chẳng khác gì đi cạnh người yêu là hoa khôi vậy. Có tiền cũng không mua được.
Thứ hai là tận hưởng sự thoải mái và tiện nghi khi sử dụng xe hơi để tham gia giao thông. Trong không gian mát mẻ chỉ được thiết kế dành cho riêng chủ nhân của nó với những bản nhạc ưa thích. Con đường từ nhà đến cơ quan ngắn ngủi lạ thường.
Chẳng may đường tắc hay kẹt xe thì chủ nhân cứ ngồi thoải mái và an toàn với bầu không gian riêng mình. Trong khi phần lớn mọi người đang khó chịu với sự ngột ngạt, bụi bẩn và nóng nực hay mưa ướt át.
Xe hơi tạo nên thế giới riêng và chỉ dành cho những ai yêu nó.
Thú nhất là những ngày Lễ hay cuối tuần, cả gia đình cùng con xe vi vu khắp nơi. Khoảng cách địa lý tưởng chừng như xa xôi giờ hóa ra rất gần. Trong chuyện cổ tích ngày xưa người ta thường ước có đôi hia vạn dặm để đi xa hơn. Hiện tại, đó là xe hơi. "Giờ đang ở Cần Thơ, Vũng Tàu. Tối mới về", thật dễ khi nói với bạn bè những câu như thế.
Thứ nữa là an toàn cho cả bản thân và gia đình. Trong phố thì chỉ có cọ quẹt bên ngoài. Câu nói sử dụng xe hơi là dùng thép để bọc da, còn xe máy là dùng da để bọc thép cực kỳ chính xác. Xe hơi còn đảm bảo sức khỏe vì bạn không phải hít khói bụi mỗi lúc tắc đường.
Sung sướng nhất có lẽ là được cầm lái. Chạy trên tốc độ ở 100 km/h, 120 km/h làm cho ta có cảm giác là tay đua đích thực. Ai lái xe mà không một vài lần "vượt rào tốc độ", tất nhiên là phải rất an toàn. Vượt cái vèo qua xe bạn hay hồi hộp khi có CSGT.
Lái xe còn mang lại thế giới giao tiếp mới, xin đường, nhường vượt. Nhắc nhau lái xe an toàn vào các buổi tối khi ra tín hiệu pha cốt, cốt pha...
Chăm sóc tắm rửa cho cô "vợ hai" vào những ngày cuối tuần cũng là cái thú hay xuýt xoa khi nhìn thấy trên "cơ thể nàng" một vết xước.
Có xe hơi, động cơ làm việc cũng như kiếm tiền sẽ tăng lên. Chi phí cho "nàng" mỗi tháng khoảng 4 triệu, nên luôn phải giao lưu tìm cơ hội để nâng cao thu nhập. Cho gia đình và nuôi "nàng". Với "nàng" tôi dễ dàng mở rộng các mối quan hệ làm ăn, nâng cao uy tín và thương hiệu cá nhân. Đây cũng là quy luật thôi - luật vạn vật hấp dẫn - và các cụ cũng đã đúc kết rồi "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã".
Tóm lại khi sở hữu xe hơi bạn sẽ kiếm tiền nhiều hơn so với khi không sở hữu nó.
Nếu có gia đình, bạn sẽ có trách nhiệm hơn với hai bên nội ngoại. Chở họ hàng đi đây đó, đưa vợ con về thăm quê. Có xe càng giúp bạn trở thành một người có trách nhiệm trong con mắt của người thân.
Cuối cùng là kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian. Này nhé, trước mỗi khi lái xe ra ngoài, bạn đều phải tính toán là đi đường nào tiện nhất, gửi xe ở đâu, nhà hàng nào có bãi, nên đi vào lúc nào...
Nếu bạn là người thích học hỏi thì thay vì nghe nhạc bạn nghe đọc sách hay học các chương trình nào đó qua CD. Theo thống kê của Mỹ thì 2 năm lái xe đi làm và học qua CD thì bạn đã có thêm một bằng cử nhân rồi đó.
Hàng loạt câu hỏi về kế hoạch để cho bạn phải tính toán và như vậy vô tình tăng kỹ năng hoạch định và quản lý thời gian hiệu quả hơn rất nhiều nếu đi xe máy hay các phương tiện công cộng khác.
Nếu liệt kê nữa thì rất nhiều điều thú vị khi ngồi sau vô-lăng mà cá nhân tôi không thể làm hết ngay. Tuy nhiên để có được những thú vị này, bạn phải "trả giá" cho nó và bạn phải thực sự chấp nhận trả giá cơ vì trên đời không có cái gì là miễn phí cả. Cái giá mà bạn phải trả là bỏ tiền lớn để sở hữu xe hơi.
Kế đến là bạn phải chấp nhận đi xe hơi sẽ chậm hơi xe máy nếu đi trong thành phố và phải đi sớm hơn xe máy. Bên cạnh đó là chỗ đỗ xe vì khi đi xe hơi rất khó để bạn tạt vào các quán cóc hay vỉa hè như đi xe máy được.
Với những ai không đam mê ôtô thì họ không dại gì trả những giá này để sở hữu.
Tôi kết thúc bài chia sẻ này với thông điệp là nếu bạn đủ điều kiện tài chính, thích xe hơi thì hãy sở hữu ngay đi vì cảm giác thú vị ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ khác nhau. Quan trọng là mình thích và khả năng cho phép chứ đợi đến tuổi 60 rồi sẽ chỉ thuê tài xế thôi.
Và thế là mình làm chỉ để người khác hưởng!
Ngô Vĩnh Yên, vnexpress

Người Việt và thói quen 'lái ôtô kiểu xe máy'

Chúng ta đa phần đi chán xe máy rồi mới cầm vô-lăng, nên trong sâu thẳm vẫn còn những tật như tạt đầu hay bạ đâu đỗ đấy.
Một buổi sáng thứ 2 bận bịu, nóng nực và khó chịu, tôi đi trên đường Thụy Khuê (Hà Nội), đoạn khe hẹp trước khi vào chợ Bưởi. Cả đoàn xe nối đuôi nhau, nhích từng tí. Những người đi ngược nhăn nhó, lẩm bẩm như chửi thề. Ở đây ngõ hẹp, tôi vẫn thường tắc như thế, chẳng có gì khác thường.
Nhưng, khi vòng qua khúc cua, mới thấy tại sao họ lại bất bình. Một chiếc sedan hạng trung màu trắng mới cứng, hếch đuôi ra giữa đường, chắn dòng xe cộ. Đầu xe cắm vào quán bánh giò. Đi lên ngang cửa tài, tôi liếc sang thấy đó hẳn là một nữ tài xế có phần xinh đẹp. Cô mở cửa kính, thò tay ra giả tiền. Mặt không chút ăn năn hối hận vì kiểu đỗ trái đường đầy thách thức. Dòng xe máy ngược chiều tỏ rõ sự bực dọc. 
.
Một ngã tư Hà Nội.
Trong hàng chục người, có anh trung niên đi chiếc xe tay ga, chở hai đứa con, nhìn thẳng vào mặt nữ tài xế nói gì đó. Có lẽ anh muốn xỉ vả sự vô tâm của cô. Nhưng mọi chuyện vẫn y nguyên. Việc ai nấy làm. Thật vô tình và nhẫn tâm.
Tôi cũng thầm bực dọc cho cái kiểu ngang ngược của cô gái. Nhưng rất nhanh, tự thấy mình vẫn còn bản năng lắm. Một thế hệ chúng ta sinh ra quen xe máy, sống với sự linh hoạt kinh điển của nó từ lúc lên năm lên ba. Khi có điều kiện lái ôtô mà bản năng xe máy vẫn còn vương vãi.
Có đôi lần, tôi lách làn hòng mong một chỗ tốt.
Có nhiều lần, tôi cố chạy nhanh để lấy đường người đi độ. Bận mà. Ai đi bộ thường nhàn, chứ đi ôtô thì lúc nào cũng tất bật. Dù đôi khi đích đến chỉ là cái hẹn cafe hay chém gió đơn thuần.
Rất nhiều lần, tôi lẩm bẩm rủa thầm, liếc mắt lườm những gã đi không đúng ý mình. Cho dù chẳng rõ mình đúng hay sai.
Những thói quen "bẩn" biết là khó chịu, mà sao khó bỏ quá. Một lần tôi cố nhường hai sinh viên đi sang đường, dằn mình lại. Họ, đứng đó ngạc nhiên nhìn nhau rồi cười kiểu: "Ơ, ông này từ đâu xuống thế?".
Câu hỏi đó, chắc vài tài phía sau cũng cho là vậy. Bởi cả đoàn xe bấm còi liên hồi, cố gửi bực tức vào tôi - ngu dại nhường cho người đi bộ.
Làm điều đúng, ở nơi cái sai tràn ngập, quả không dễ dàng.
Nhưng vốn là người lạc quan, tôi tin mình và tất cả đang ở thời kỳ quá độ. Chúng ta lên xe hơi mới 10 năm. Thêm 10 năm, 20 năm và 30 năm nữa, những xấu hổ, sai lầm sẽ làm bản năng hoàn chỉnh hơn. Không còn đố kỵ với chút xíu chỗ trên đường. Mặt không còn đủ "dày" khi làm phiền hằng trăm người qua lại. Và hiển nhiên nhường người đi bộ, vốn yếu thế hơn trong bất cứ tai nạn nào.
Nhưng trước khi đi đến ngày đó. Từ giờ chúng ta phải tập thói quen nhìn lại mình. Để còn biết đâu là xấu mà tìm đường gột sáng.
Nam Nguyễn, vnexpress

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Hyundai tung xe cạnh tranh với Ford Transit

Hyundai- một thương hiệu ngày càng trên đà lất át các thương hiệu xe truyền thống, lại tiếp tục đe dọa mới trong phân khúc xe Van, xe khách 16 chỗ.
Họ sẽ hợp tác với Karsan Otomotiv (Thổ Nhĩ Kỳ) để bắt đầu sản xuất dòng xe thương mại hạng nhẹ Hyundai H350 hoàn toàn mới, đối thủ trực tiếp của Ford Transit, Nissan NV, Merc Sprinter, Fiat Ducato...
Hyundai H350 được lắp ráp tại Thổ Nhĩ Kỳ, để phục vụ thị trường châu Âu trước tiên bắt đầu từ tháng 6-2015 sau đó sẽ đến các khu vực khác.
Tại thị trường châu Âu, đối thủ của Hyundai H350 sẽ là Ford Transit và Fiat Ducato cùng các mẫu xe khác trong phân khúc. Mẫu xe thương mại mới của Hyundai sẽ có 3 bản gồm: Van, Bus, và bản chỉ có “Sắt-xi” Chassis-Cab phục vụ đa dạng các nhu cầu thương mại. 3 bản có chiều dài là 5,5m hoặc 6,2m, H350 có dung tích khoang chứa hàng 12,9 mét khối. Với kích thước tổng (R x C) là 1.795 x 1.955mm cùng chiều dài khoang chở lên tới 3.780m, bản Van của Hyundai H350 có khả năng chứa 1,4 tấn hàng hoặc kéo hàng tải trọng tối đa 2,5 tấn.
Hyundai H350 bản Bus chở khách bố trí 13+1 chỗ ngồi. Đối với bản Chassis-Cab, có thể lắp đặt các thùng hàng với kích thước lên tới 4m chiều dài, cao 2,32m.
Hyundai H350 dự kiến sẽ có mặt tại thị trường châu Âu từ tháng 6 tới. Xe được trang bị động cơ diesel 2,5L CRDi turbo điện sản sinh công suất tối đa 150 mã lực và mô-men xoắn cực đại 373Nm. 
Ngoài ra có thêm tùy chọn động cơ hiệu suất cao hơn, cho công suất 170 mã lực và mô-men xoắn tối đa 422Nm.

Theo H.P/otoxemay.vn

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Ô tô siêu rẻ và nỗi lo xe 'bán rẻ mạng người'

Mặc dù chưa được bán đại trà ở Việt Nam, đang ở giai đoạn thăm dò nhưng ô tô Tata nano giá 2.500 USD (tương đương với 50 triệu đồng) đang thực sự gây “sốt”.Nhiều chuyên gia khẳng định, khi nhìn vào thiết kế của loại xe này, với giá rẻ không tưởng như vậy, loại xe này không thể đảm bảo độ an toàn. 
Tiền nào của ấy
 Từ trước đến nay, việc ô tô nhập khẩu vào Việt Nam chịu mức thuế quá cao khiến người phải kêu trời khi bỏ tiền ra mua xế hộp. Chính vì vậy, người Việt luôn ước ao một ngày nào đó được sở hữu một chiếc xe giá rẻ, đúng giá trị thực của nó. Ao ước, mơ mộng là vậy nhưng khi 50 chiếc xe Ấn Độ được mệnh danh là rẻ nhất thế giới vào Việt Nam đã khiến không ít người thất vọng tràn trề. 
Thời gian qua, cộng đồng mạng “há hốc” miệng trước thông tin 50 chiếc xe nhỏ hiệu Tata Nano đã được công ty ô tô TMT nhập khẩu về Việt Nam. Hãng này cho biết, họ đang có một số điều chỉnh nhỏ về thiết kế trước khi tung ra thị trường. 
Khi thử nghiệm, Hiệp hội xe hơi Đức đã đánh giá loại xe siêu rẻ này đạt 0 sao về độ an toàn 

Theo đó, giá của dòng xe này khoảng 2.500-5.000 USD. Sau khi đã qua thuế, dự kiến xe sẽ được bán với giá 200 triệu đồng. Ngay lập tức, chiếc xe rẻ đến không ngờ này trở thành chủ đề tranh cãi của các chuyên gia và kỹ sư công nghệ. Nhiều người lên tiếng phản đối kịch liệt bởi loại xe này sẽ làm tồi tệ thêm tình trạng ô nhiễm và tắc nghẽn giao thông ở Việt Nam.
 Theo thông tin mà PV nắm được, chiếc xe Tata Nano xuất hiện vào năm 2009 tại Ấn Độ với giá 2.500 USD mang theo sứ mệnh thay đổi cuộc sống của hàng triệu người, đặc biệt là tầng lớp trung lưu. Họ cho rằng, chiếc ôtô rẻ nhất thế giới này sẽ thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng muốn nâng cấp từ xe máy lên ôtô. Tuy nhiên, kết quả lại không như mong đợi khi Tata Nano luôn đạt doanh số nghèo nàn.
Lý do khiến Nano kém hấp dẫn lại nằm ở chính điểm mạnh của mẫu xe này là giá quá rẻ. Giá rẻ đã kéo theo việc Tata gần như không trang bị gì cho mẫu xe “còn không bằng một chiếc xe tay ga này”.
Bản tiêu chuẩn thậm chí không có điều hòa, túi khí hay những trang bị an toàn tối thiểu khác. Bên cạnh đó, Ấn độ vốn là nước có khí thải cacbon cao thứ 4 thế giới. Nhiều người lo ngại, khi mà loại xe giá rẻ này tràn ngập ngoài đường thì cũng là lúc lượng khí nguy hiểm này còn sẽ tăng cao hơn. Biết trước được hậu quả đó, liệu chúng ta có nên nhập loại xe này.

 Trao đổi với PV, Ngô Văn Tuân, chủ gara ô tô Việt Tín (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Tôi thực sự ngỡ ngàng trước cái giá 2.500-5.000 USD cho một chiếc ô tô mà tập đoàn bên Ấn Độ. Tôi cho rằng đây là cái giá không tưởng cho một loại xế hộp. Tuy nhiên, tiền nào của ấy. Tôi cho rằng, với việc tối giản quá mức các thiết bị, nội thất chắc chắn người lái sẽ gặp không ít phiền phức tậm chí là nguy hiểm khi lưu thông trên đường".

"Còn nếu về Việt Nam, sản phẩm này được bán với giá gần 200 triệu đồng thì chắc chắn sẽ rất ít người “đụng” đến. Bởi trên thị trường có một số loại xe có giá dưới 300 triệu đồng nhưng bền, đẹp và an toàn hơn nhiều. Tôi có đọc báo nước ngoài và thấy rằng, có một số vụ loại xe rẻ nhất thế giới này bỗng nhiên bốc cháy mà nhà sản xuất vẫn chưa tìm được nguyên nhân”, ông Tuân nói thêm.

Bóc mẽ chiêu “giả rẻ” của loại ô tô lùi về thời... trung cổ 

Bàn về loại ô tô siêu rẻ này, trả lời PV, ông Đặng Như Quỳnh, Giám đốc một công ty chuyên kinh doanh ô tô nhập khẩu (địa chỉ Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: Bản chất của chiếc xe Tata Nano là loại ô tô “ăn bớt” các tiện nghi để giảm thiểu mức tối đa giá thành. Trong khi, các loại xe đời mới luôn áp dụng các vật liệu, kỹ thuật, công nghệ, tiện nghi mới nhất thì Tata Nano này lại làm điều ngược lại. Về khí động học thì máy móc của nó không có cơ chế giảm khí cacbon và hệ thống cân bằng điện tử.

Một mặt khác, đối với các xe hơi hiện nay, thân xe đều được làm bằng thép nguyên khối thì ô tô này chỉ thiết kế bằng tôn. Túi khí an toàn để bảo vệ cho lái xe khi gặp sự cố cũng bị “bỏ rơi”. Hệ thống điện tử của xe bị rút bớt, giảm thiểu tối đa hệ thống an toàn của xe. Các vật dụng làm bằng nguyên liệu đắt tiền trong một chiếc ô tô được thay bằng các vật phẩm từ nhựa.

 “Cái gì bỏ được thì họ bỏ bằng sạch. Còn lại là một chiếc ô tô rệu rã, chẳng khác một kiểu ô tô thời trung cổ”, ông Quỳnh nói.
Ông Quỳnh cũng phân tích thêm, hiện giá thành bán rẻ nhất một chiếc ô tô này ở Ấn Độ là 2.000 USD. Tuy nhiên, mức giá trên chỉ là thủ thuật bán hàng. Bởi chắc chắn rằng không ai có thể mua xe với giá thành này mà đi được cả. Họ bán xe này là một cách để dụ khách đến xem và khi bán thì luôn đi kèm theo một bản “option” (nội thất bên trong-PV) để khách hàng lựa chọn. Và khi lựa chọn, khách hàng phải bỏ thêm tiền.
“Tôi được biết, xe Tata Nano phiên bản giá 2.000 USD thì dùng quạt gió. Hiện không ai có thể ngồi trong ô tô với quạt gió cả. Do đó, hãng đã có điều hoà và khách muốn lắp phải bỏ tiền vài trăm USD nữa. Cứ như thế, muốn tăng độ an toàn của phanh, cách âm, cách nhiệt, hế thống chiếu sáng, chiếc xe này sẽ đội giá lên một cách khủng khiếp. Ngoài ra, đây còn là một chiêu lách luật nhằm trốn thuế nhập khẩu. Còn với mức giá trên, người mua đừng hòng mơ mua một chiếc ô tô đi được. Thậm chí, có thuê đi thì chắc chắn không ai đủ can đảm để đi chiếc xe ô tô trên”, vị này khẳng khái.
Cũng liên quan đến chiếc xe ô tô kỳ dị này, TS. Nguyễn Xuân Thuỷ, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông (bộ GTVT) cho rằng: “Phương tiện giao thông giá rẻ luôn là nhu cầu và ước mơ của người dân. Bởi mức giá ô tô hiện nay là cao. Nhưng không phải vì ham rẻ mà bỏ qua độ an toàn của ban thân. Những yếu tố về công năng, tiện nghi, an toàn, chống ô nhiễm môi trường, tương thích điều kiện khí hậu, đường sá, hạ tầng của Việt Nam mới là vấn đề hàng đầu khi mua một chiếc xe. Xu thế chung hiện nay các ô tô được sản xuất ra phải tăng thêm tiện nghi, sự an toàn, không ảnh hưởng đến môi trường nhưng hãng xe này lại làm điều ngược lại. Đây là điều tôi cảm thấy vô cùng lo lắng”.

Ngoài ra, TS. Thủy cũng cảnh báo, nếu xe giá rẻ nhưng khi chạy ngốn quá nhiều nguyên liệu thì chúng ta nên dừng việc nhập khẩu. Việc cho nhập khẩu loại xe trên chắc chắn lượng xe trong nước sẽ tăng lên. Điều đó có nghĩa là phát sinh ra nhiều vấn đề liên quan đến giao thông. Tăng lượng phương tiện tư nhân (một trong những vấn đề chúng ta đang cố gắng để hạn chế - TS. Thủy) sẽ khiến căn bệnh tắc đường trở nên vô phương cứu chữa.

“Tôi cho rằng, cơ quan chức năng nên có biện pháp dừng việc nhập khẩu vì loại xe này không đáp ứng được các yếu tố an toàn, môt trường. Cần dè chừng và cảnh báo cho người dân về những nguy cơ khi sử dụng loại xe trên. Không để đến khi xe Tata Nano làm loạn giao thông đến lúc đó có cấm thì hệ lụy là rất lớn”, TS. Nguyễn Xuân Thuỷ nói.

Theo VTC news

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

5 sai lầm trả giá đắt khi sử dụng ôtô

Ôtô là những cỗ máy phức tạp và đắt tiền, nên cần sử dụng đúng cách và bảo dưỡng đúng kỳ hạn để đạt tuổi đời dài nhất với chi phí thấp nhất.
Một chiếc xe hơi hiện đại nếu được đối xử với sự quan tâm và đầy trách nhiệm thì có thể chạy được tổng quãng đường gần 322.000 km mà không cần tới những lần sửa chữa tốn kém lớn, theo Autoblog. Tuy nhiên, sự cẩu thả trong việc bảo dưỡng và sử dụng có thể mang tới những hóa đơn khó tin.
Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến mà các chủ xe có thể tránh khỏi, giúp tiết kiệm tiền bạc và đảm bảo chiếc xe có một cuộc đời "mạnh khỏe, hạnh phúc và dài lâu".
1. Trễ hẹn thay dầu
xe-11-5786-1431422433.jpg
Trong khi công nghệ dầu đã được cải tiến trong vài thập kỷ qua, vẫn rất quan trọng khi thay dầu theo đúng khuyến nghị của hãng sản xuất xe. 
Dầu động cơ dần bị phân khóa khi luân chuyển trong động cơ. Sau một số chặng đường, dầu không còn cung cấp được độ bôi trơn đầy đủ, có thể khiến động cơ sớm bị hao mòn. Thay động cơ mới hay chỉ riêng việc làm lại động cơ cũng tốn cả một khoản tiền lớn.
2. Thay lốp mà không cân chỉnh
xe-12-4265-1431422433.jpg
Việc cân chỉnh đảm bảo các bánh xe nằm đúng vị trí, nếu không, lốp cũng có thể bị mòn sớm hơn hay mòn ở những chỗ không ngờ tới. Một bộ lốp mới hoàn toàn không thuộc danh sách các khoản chi vặt cho chiếc xe.
3. Dùng vành không chính hãng với kích thước lớn hơn
xe-13-5109-1431422433.jpg
Trong khi một số vành xe không chính hãng được thiết kế cẩn thận và thích hợp với một số mẫu xe nhất định, thì việc dùng một bộ vành sai cách có thể gây hại tới hệ thống treo và sự êm ái vốn có. 
Vì thế, nếu mua vành lớn hơn so với kích thước nguyên bản, bạn có thể làm hư hại chắn bùn và chính bộ vành. Thay hệ thống treo mới có thể tốn một khoản không nhỏ, thậm chí thân xe cũng cần được xử lý ngoài mong muốn.
4. Mua ắc-quy loại rẻ
xe-14-9164-1431422433.jpg
Chết ắc-quy là cả một sự phiền hà lớn. Thường thì phải mất thời gian chờ được cứu hộ và sau đó tốn tiền thay mới. Trong khi đó, trên thị trường có vô số loại ắc-quy do các nhà bán lẻ địa phương cung cấp. Nhưng quan trọng là tìm được đúng loại cho chiếc xe bạn đang sử dụng.
Chọn một chiếc ắc-quy giá rẻ có thể gây hại hệ thống điện, dẫn tới những lần sửa chữa tốn kém.
5. Tiết kiệm khi làm lại thân xe bị trầy xước
xe-15-9906-1431422433.jpg
Nếu xe có một vết xước, rất có thể bạn sẽ nghe theo lời khuyên của một "tay chuyên nghiệp nào đó" gặp ở bãi đỗ xe, hoặc được một người bạn nhiệt tình tỏ ý giúp đỡ.
Hãy cẩn thận với những cách làm này bởi việc xử lý vụn vặt, qua loa có thể còn khiến bạn tốn tiền hơn khi sau đó phải sửa sai. Ngoài ra, những cách làm không chuyên thậm chí có thể làm tổn hại thêm tới lớp sơn hoặc làm dập, móp tấm kim loại.
Mỹ Anh, VNexpress

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Xe màu đen tiêu tốn nhiên liệu hơn

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong mùa hè, những xe hơi có màu bạc, màu sáng tốn ít nhiên liệu hơn, thải ít khí thải độc hại hơn so với những chiếc xe hơi màu đen. Điều này, tất nhiên giúp bạn tốn ít tiền “nuôi” xe hơn.

California từng xem xét cấm bán xe hơi màu đen ra thị trường
Bạn đã từng lái xe vào một ngày hè nóng nực sau khi nó được đỗ ngoài ánh nắng mặt trời một lúc? Bạn tự hỏi liệu có cách nào để nó không trở thành một chiếc lò tắm hơi? Có vẻ như, nguyên tắc cơ bản về lựa chọn màu sắc quần áo cũng được áp dụng khi chọn màu xe hơi.
Xưa nay chúng ta vẫn biết một kiến thức rất phổ biến là quần áo màu tối sẽ hấp thu sức nóng, đặc biệt là sức nóng từ tia ánh nắng mặt trời, trong khi quần áo màu sáng sẽ phản chiếu lại. Điều này dường như cũng đúng với màu sắc của xe hơi. Có lẽ chính vì thế mà vào năm 2008 và 2009, bang California (Mỹ) đã xem xét cấm bán xe hơi màu đen, không chỉ vì lo ngại cho sự thoải mái, dễ chịu của các công dân California, mà còn vì các ảnh hưởng xấu đến môi trường. Chính sách này có vẻ rất vô lý, nhưng những bằng chứng khoa học phía sau đó lại không hề vô nghĩa chút nào.
Một nghiên cứu hồi năm 2011 của Cơ quan Công nghệ Năng lượng Thí nghiệm Berkeley (Mỹ) phát hiện ra các màu sơn trắng, bạc và những loại sơn màu sáng khác có thể cải thiện hiệu suất của xe hơi. Nghiên cứu này đã so sánh loại xe Honda Civic màu bạc với loại xe màu đen, và nhận thấy các xe hơi có màu sắc sáng phản xạ khoảng 60% ánh sáng mặt trời so với những xe hơi có màu sắc tối. Điều này giúp những xe sáng  màu tiết kiệm 2% nhiên liệu so với những xe tối màu (do dùng điều hòa nhiệt độ trong xe ở mức nhiệt cao hơn), từ đó nó giúp giảm 1,9% khí thải carbon dioxide, trong khi các xe tối màu lại tăng 1% các loại khí thải độc hại khác.
Các nhà làm luật nói rằng một chiếc xe hơi nóng hơn sẽ cần đến nhiều năng lượng để làm mát hơn. Điều này sẽ gây tốn nhiên liệu, vì nó yêu cầu nhiều nhiên liệu để chạy điều hòa, và nó cũng tăng các loại khí thải độc hại của xe hơi. Giảm số lượng xe hơi màu đen lưu thông trên đường phố có thể góp phần giảm các loại khí thải khói, bụi và khí thải nhà kính. Đó cũng là một bước nhỏ giúp chống sự nóng lên của toàn cầu.
Mặc dù California đến nay vẫn chưa thông qua luật này, song đã áp dụng một số bước để giảm hiệu ứng này, thậm chí nếu bạn đã sở hữu một chiếc xe hơi màu đen. Tự thân chiếc xe này đã có sự khác biệt rất lớn, khi các thông số như mẫu xe, cỡ xe, hình dáng xe đều được tính toán, cũng như cả số lượng, sự sắp xếp, kích cỡ và màu sắc của cửa sổ. Một chiếc xe đỗ dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp sẽ nóng lên rất nhanh, đạt đến mức nhiệt độ cao hơn, và sau đó vẫn tiếp tục nóng lâu hơn so với những xe được đỗ ở bóng mát. Đỗ xe ở bóng mát dù chỉ là một phần cũng tốt hơn nhiều so với việc đỗ xe ở những nơi hoàn toàn không có bóng mát. Các điều kiện thời tiết, mùa trong năm cũng là yếu tố quan trọng cần xem xét (mặc dù bạn không thể kiểm soát được các điều kiện này).
Đó là một số điểm bạn cần lưu ý và thực hiện khi sở hữu những chiếc xe hơi màu đen. Chúng có thể giúp bạn thoải mái hơn chút trong mùa hè, và tất nhiên, cũng tốt hơn cho môi trường.

Bảo Bình ICT news (Theo How stuff works)

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Hướng dẫn sử dụng máy lọc không khí và khử mùi trên ô tô Lifepro L338-OT


Nhà sản xuất: Lifepro Việt Nam
Model: L338-OT
Giá: 850,000 vnđ
Xem Hướng dẫn sử dụng máy lọc khí Lifepro L338-OT
Xem đánh giá về máy khử mùi trên ôtô tại đây


THÔNG TIN CHI TIẾT
-Lọc sạch 99,9% bụi trong không khí bằng màng lọc HEPA & màng lọc CARBON.
-Cung cấp ion âm cho không khí giúp không khí luôn tươi mới, trong lành.
-Giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm stress, tăng cường lưu thông khí huyết & chống lão hóa.
-Khử mùi nhanh bằng ôzôn: khử nhanh tất cả các mùi hôi, tanh, ẩm mốc, mùi khó chịu, mùi thuốc lá, mùi ghế da, mùi xăng dầu,..
-Diệt 99% vi khuẩn, virus gây bệnh.
-Giúp hạn chế tối đa say xe ôtô do mùi khó chịu.
-Phòng chống dị ứng da, dị ứng mũi.
-Phòng chống tối đa các bệnh về đường hô hấp.
-Phòng chống cúm & tăng cường sức đề kháng của cơ thể với các dịch bệnh luôn bùng phát.
-Đặc biệt tốt đối với những người hay say xe, sức đề kháng yếu, và người hay sử dụng thuốc lá, rượu bia.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT


Nguồn điện (AC) 12 V
Công suất 1,2 W
Ion âm 10.000.000 ion âm / cm3
Ôzôn 25 mg / h
Độ ẩm <80% RH
Nhiệt độ 0-40 độ C
Kích kỡ 122 x 154 x 37 mm
Loại ôtô sử dụng 4 – 12 chỗ ngồi

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
 
  • Cắm bộ nạp nguồn cho máy vào vị trí dùng để lấy lửa hút thuốc lá trên ôtô.
  • Ấn nút Power – purifier & ion để hoạt động lọc không khí bằng HEPA và phát ion âm.
  • Ấn nút Ozone để phát ôzôn khử nhanh mùi hôi, ẩm mốc, mùi thuốc lá, ...
  • Lưu ý: chỉ cần bật ôzôn khử mùi trong vòng 5 – 15 phút là sẽ khử hết mùi trên xe, sau đó tắt chức năng này đi, không nên bật liên tục. Ôzôn có mùi hơi tanh.
  • Khi không sử dụng, ấn nút Power để tắt. Nếu sử dụng liên tục thì không cần phải tắt máy.

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

7 lưu ý khi lái xe không có đèn đường

Tập trung và áp dụng những kỹ năng trong bài viết sẽ giúp bạn hoàn toàn yên tâm khi di chuyển trên những con đường không có đèn vào ban đêm.
Di chuyển dưới con đường không có ánh sáng không chỉ là nỗi sợ của những lái mới mà còn thách thức nhiều lái xe có kinh nghiệm dày dặn. Bởi trong tình huống này, tầm nhìn của bạn sẽ bị hạn chế và khó có thể lường trước được các chướng ngại phía trước. Vì vậy, hãy "nằm lòng" 7 phương pháp dưới đây để đảm bảo an toàn cho chính bạn và những người thân trên chiếc xe thân yêu của mình.
1. Tập trung
Tập trung là yếu tố tiên quyết để di chuyển an toàn dưới con đường không có ánh đèn, hãy luôn tập trung quan sát phía trước cũng như phía sau xe. Điều này sẽ giúp bạn chủ động trong mọi tình huống và đưa ra những phương án xử lý tốt nhất khi có điều bất ngờ xảy đến.
lai xe an toan (5).jpgTập trung là yếu tố tiên quyết để bảo vệ sự an toàn của bạn
2. Đừng lo lắng
Rất nhiều người cảm thấy lo lắng khi đi vào con đường không có đèn đường. Mặc dù vậy, nếu bạn thuộc một những tài xế như vậy thì hãy tự tin lên, thiếu tự tin còn nguy hiểm hơn gấp nhiều lần so với lái xe với quá nhiều tự tin.
3. Bật đèn chiếu xa
Hãy để đèn phía trước của bạn ở chế độ chiếu xa sẽ giúp bạn có thể nhìn rõ hơn nơi bạn đang đi. Tuy nhiên, luôn luôn linh hoạt giữa chế độ pha-cốt khi có chiếc xe hoặc người đi bộ ngược chiều đang tiến đến. Nếu cứ giữ nguyên chế độ chiếu xa, người lái đối diện rất có thể sẽ bị chói mắt và mất lái, thậm chí có thể lao vào chính chiếc xe của bạn.
lai xe an toan (1).jpg
4. Cẩn trọng với đèn pha của xe đối diện
Nếu người đối diện quên tắt chế độ chiếu xa khi xe bạn đi tới thì hãy ra hiệu bằng cách “nháy đèn” để họ đưa đèn về chế độ chiếu gần giúp bạn không bị mất tầm nhìn. Còn nếu gặp phải một tài xế lì lợm, bạn nên giữ mắt của bạn tránh khỏi nguồn sáng càng xa càng tốt giúp tránh khỏi tình trạng chói dẫn đến mất lái gây tai nạn.
5. Giữ mắt vào vạch kẻ đường
Phần lớn đèn pha của bạn sẽ không thể cũng cấp đầy đủ tầm nhìn cần thiết để đảm bảo an toàn cho bạn. Vì vậy, bạn cần luôn quan sát vào vạch kẻ đường để giữ chiếc xe của mình luôn nằm trong làn đường cho phép, tránh tình trạng lấn làn dẫn đến hậu quả không lường.
lai xe an toan (3).jpg
6. Đi chậm
Điều này là vô cùng cần thiết cho sự an toàn của bạn, bởi bạn sẽ có thêm thời gian để đối phó với tình huống bất ngờ xảy ra. Tuy nhiên, hãy cân nhắc để đi chậm vừa phải, nếu bạn đi quá chậm sẽ rất ảnh hưởng đến những phương tiện di chuyển phía sau.
lai xe an toan (4).jpg
7. Không dừng, đỗ xe
Việc dừng, đỗ xe trong tình huống này là vô cùng nguy hiểm dễ dẫn đến hậu quả khôn lường khi xe đằng sau không nhìn thấy xe bạn. Vậy nên, nếu không có việc gì thực sự quan trọng thì đừng nên dừng, đỗ xe trên các đoạn đường tối không có đèn. Trong trường hợp bất khả kháng thì bạn nên tấp xe vào sát lề đường và bật đèn tín hiệu giúp người lưu thông trên đường có thể tránh nơi xe bạn đang đỗ.

Theo Autodaily

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Kinh nghiệm sử dụng lốp không săm xe máy

Nếu chiếc xe máy của bạn đang sử dụng lốp không săm, bạn cần lưu ý một vài điểm dưới đây để giữ lốp được bền, và vận hành an toàn hơn.
Các xe máy thế hệ mới thường sử dụng lốp không săm. Ưu điểm của loại lốp này là giúp giảm trọng lượng xe, xe bám đường tốt hơn, an toàn hơn trong quá trình vận hành.

Khi xe của bạn được trang bị lốp không săm, nếu bị dính đinh hay vật nhọn đâm vào, lốp không xì hết toàn bộ hơi giúp người điều khiển xe đi thêm những đoạn đường nhất định trước khi đến nơi sửa chữa, thay lốp…
Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn cứ mua xe về đi, không cần quan tâm đến lốp. Người dùng vẫn cần lưu ý những điểm nhất định để giữ lốp được bền hơn.

1. Cẩn thận khi vá

Nhược điểm lớn nhất là khi bị dính đinh hay vật nhọn gây thủng lốp, xì hơi thì việc vá lốp không săm lại đòi hỏi thợ sửa chữa phải có chuyên môn cao, vì nếu không vá lốp đúng kỹ thuật làm cho vết thủng không thể kín hơi.

Vá rút chỉ là giải pháp tạm thời
Thông thường khi bị thủng lốp, các hiệu sửa xe tiến hành vá rút, cách này nhanh và chỉ là tạm thời, sau 1 thời gian ngắn chỗ vá sẽ bị hỏng.

2. Nên dùng phương pháp vá trong

Vá trong là cách tốt nhất đối với lốp không săm, người thợ sẽ tháo vỏ lốp bằng máy chuyên dụng, sau đó làm sạch bề mặt bên trong lòng lốp và dán miếng vá lên chỗ thủng, đây là cách làm tốt nhất được các nhà máy sản xuất lốp khuyến nghị.

3. Không nên dùng keo tự vá

Nhiều người cho rằng, nếu đổ keo tự vá vào lốp xe thì khi xe cán phải đinh, dung dịch keo sẽ tự bít lỗ thủng, tránh tình trạng lốp xe bị xì hơi đột ngột gây tai nạn. Tuy nhiên, do không biết hoặc hãng sản xuất không khuyến cáo cụ thể, nếu để dung dịch keo tự vá tồn tại lâu trong bánh xe sẽ dẫn đến tình trạng dung dịch keo tự vá ăn mòn vành và lốp xe như bị mục, rỗ và ôxy hóa.

4. Lưu ý vành xe

Khi sử dụng lốp không săm, bạn phải đặc biệt quan tâm đến vành xe. Đi mưa hoặc ngâm nước nhiều dễ dẫn đến bề mặt vành bị rỗ, bị ăn mòn hoặc sủi lên tại vị trí tiếp xúc với lốp, khi đó tác dụng làm kín hơi không còn nữa.

Vành bị ăn mòn tại vị trí tiếp xúc với lốp khiến tác dụng làm kín hơi không còn nữa
Nếu bạn thấy cứ bơm hơi căng vài ngày sau lại thấy lốp non dù không bị châm kim hay vật nhọn đâm vào thì đó là do vành xe bị ăn mòn.
Phương pháp tạm thời là đánh bóng vành, hay mạ lại nhưng cách tốt nhất là thay thế vành để đảm bảo áp suất hơi trong lốp luôn đủ.

5. Bơm lốp đúng áp suất

Việc bơm lốp đúng áp suất sẽ làm giảm nguy cơ bị thủng, giảm tiêu tốn xăng và an toàn khi lái xe trên đường.
Khi talon lốp (các hoa văn trên lốp) độ dày còn từ 1-3mm, các bạn nên thay lốp mới, việc sử dụng lốp không săm quá mòn làm xe vận hành tốn xăng hơn, không bám đường gấy nguy hiểm khi đi đường mưa, trơn, và nguy cơ nổ lốp rất cao nếu bạn đi đường dài.
Theo Autodaily

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Tìm hiểu ý nghĩa ký hiệu trên lốp xe máy

Nhiều người vẫn thường không mấy để ý đến các thông số được ghi trên lốp chiếc xe máy mà họ đang đi hằng ngày. Thực tế, hiểu được nó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chọn lốp thay hoặc biết được tốc độ tối đa cho phép cũng như khả năng chịu tải của lốp xe.
Có 2 cách ký hiệu các thông số trên lốp xe máy: Ký hiệu theo độ bẹt và ký hiệu theo thông số chính.
Ký hiệu theo độ bẹt
Ví dụ như thông số: 100/70 – 17 M/C 49P:
autodaily-lopxemay-(2).jpg
100: là bề rộng của lốp, tính bằng mm.
70: là % chiều cao của lốp so với bề rộng của lốp. Như vậy ở đây chiều cao của lốp là: 90%*70 = 63 mm
17: là đường kính danh nghĩa của vành và được tính bằng đơn vị inchs.
M/C: viết tắt của từ tiếng Anh MotorCycle
49: là kí hiệu của khả năng chịu tải (Số 49 ở đây không phải là lốp xe chịu tải được 49 kg. 49 là một chỉ số, tương ứng với chỉ số là số kg chịu tải, xem bảng chỉ số ở dưới).
Untitled-1-2.jpg
P: là kí hiệu của tốc độ tối đa cho phép. Theo quy ước, chữ P chỉ ra rằng lốp này có thể vận hành ở tốc độ tối đa 150 km/h. Tuy nhiên, thông số này không phải trên lốp nào cũng có do không bắt buộc. Phân loại tốc độ dành cho lốp xe thể hiện bằng các chữ cái, ví dụ như ký hiệu B tương ứng với tốc độ tối đa là 50km/h, J (100km/h), L (120km/h)... Bạn có thể tham khảo ở bảng dưới để biết lốp xe máy của mình chạy được tốc độ tối đa cho phép là bao nhiêu.

Thông thường, chỉ số về trọng tải và tốc độ được in cùng nhau, ngay sau thông số về kích thước. Chẳng hạn 49P cho biết lốp này chịu được trọng tải 185kg và nó được xếp ở tốc độ "P" (150km/h).
Ký hiệu theo thông số chính
Ví dụ như thông số: 4.60 – L – 18 4PR
autodaily-lopxemay-(1).jpg
4.60: là bề rộng ta lông của lốp.
L: là kí hiệu của tốc độ tối đa cho phép
18: là đường kính danh nghĩa của vành và được tính bằng đơn vị inchs,
4PR: là chỉ số mô tả số lớp bố và khả năng chịu tải của lốp.

Hà An (TTTĐ)

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

Hơn 40 năm trước, đã có ôtô “made in VN”

Ra đời năm 1970, La Dalat là chiếc xe hơi dân dụng đầu tiên được lắp ráp, mang thương hiệu và sản xuất hàng loạt ở Việt Nam với mức độ nội địa hóa lên đến 40%.
Hơn 40 năm trước, đã có ôtô “made in VN”
Cách đây gần nửa thế kỷ, người dân ở miền Nam đã quen dùng các sản phẩm của Pháp từ thời đô hộ nên các loại xe ôtô thường là các loại xe xuất xứ từ châu Âu. Đến giữa thập niên 60 với việc nhập cảng ồ ạt các loại xe gắn máy 2 bánh: Honda, Suzuki, Yamaha thì xe ôtô Nhật bản cũng chen chân vào thị trường Việt Nam.

La Dalat – mẫu xe đầu tiên được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam
Xe do Pháp chế tạo đã không còn sức thu hút người tiêu thụ ngoại trừ chiếc Citroën 2CV. Do đó, Hãng Citroën tại Việt Nam quyết định tung ra thị trường một loại xe thực dụng và rẻ tiền, loại xe mà các công ty sản xuất xe Nhật Bản không thể cạnh tranh được. Đó là chiếc La Dalat.
Trước đó, hãng xe Citroën đã thiết lập một cơ xưởng ở Đông Dương vào năm 1936, trụ sở lúc đầu đặt tại góc đường Lê Lợi – Nguyễn Huệ hiện nay đã trở thành Caféteria Rex ở Sài Gòn. Dưới thời chính quyền cũ được dời đi và đổi tên thành Công Ty Xe Hơi Citroën, sau là Công Ty Xe Hơi Saigon tại nơi bây giờ là Diamond Plaza (Tp.HCM).

Dựa trên mẫu mã của chiếc Méhari và chiếc Babybrousse rất thành công ở các thuộc địa cũ, Citroën nhập cảng vào Việt Nam những bộ phận chính như động cơ, tay lái, giảm xóc, phanh… Còn lại như đèn, còi, ghế nệm, dàn đồng đóng bằng tôn, mui xe… được chế tạo tại Việt Nam.
Lúc tung ra thị trường vào năm 1970, tỷ lệ cơ phận nhập cảng và cơ phận nội địa là 75/25, đến năm cuối cùng khi hãng Citroën đóng cửa vào năm 1975 là 60/40. Có tất cả là 4 kiểu La Dalat: loại 4 chỗ ngồi hoặc 2 chỗ ngồi với thùng chở hàng.
Loại xe bền bỉ và tiết kiệm nhiên liệu
Sau Chiến tranh thế giới II, để đáp ứng nhu cầu về phương tiện di chuyển của dân Pháp đương thời, hãng chế tạo xe Citroën đã tung ra thị trường chiếc xe 2CV. Từ dạng chiếc xe này, Citroën đã thành công trong việc sản xuất một chiếc xe rẻ tiền, bền bỉ, bảo trì và sửa chữa dễ dàng, thực dụng cho dân chúng thời hậu chiến. Tiếp đến là loại xe Citroën Dyane 6 và Méhari sản xuất cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60.
La Dalat trên đường phố Sài Gòn 
Xe Citroën La Dalat sản xuất ở Việt Nam là loại xe dựa trên kiểu Citroën Méhari, nằm trong kế hoạch hợp tác kỹ thuật của Citroën về cơ khí ôtô và những quốc gia có ý định sản xuất phương tiện giao thông nội địa, còn được Citroën gọi là kế hoạch hợp tác FAF (Facile À Fabriquer, Facile À Financer = Dễ sản xuất, Dễ trả tiền).
La DaLat sử dụng động cơ 4 thì, 602 phân khối, 31 mã lực, 2 xi-lanh đối ở 2 đầu nằm dẹp (flat twin), hộp số gồm 4 số tay, truyền động ở trục bánh trước. Xe có kích thước dài x rộng x cao lần lượt là 4.003 mm x 1.530 mm x 1.540 mm. Mẫu xe đầu tiên lắp ráp tại Việt Nam có trọng lượng khoảng từ 480 đến 590 kg (tùy theo kiểu), kiểu xe thùng nặng 770 kg.
Mẫu xe 'nội' đầu tiên ở Việt Nam ra đời khi nào?
Xe La Dalat đánh đúng vào nhu cầu của dân lao động Việt Nam: ít tốn xăng, dể sửa chửa, dễ thay thế. Đặc biệt, một số bộ phận như cánh cửa, kính xe, thùng xe… đều có thể “tự chế”. Các bộ phận rời được bán với giá phải chăng vì được chế tạo tại Việt Nam.
Ngày nay, khi rất nhiều các hãng xe đã xây dựng nhà máy tại Việt Nam, ít ai biết rằng, La Dalat lại chính là mẫu xe đầu tiên được sản xuất và lắp ráp tại đây.
Theo TTTĐ/Autodaily

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Hướng dẫn tự thay lốp dự phòng cho lái mới

Trong các chuyến đi xa, sẽ rất phiền toái nếu xe bất ngờ bị xẹp hơi mà bạn lại không biết cách thay lốp dự phòng. Nhưng thực tế, chỉ bằng vài thao tác đơn giản, bạn có thể vượt qua tình huống trớ trêu này.

1. Tìm nơi bằng phẳng, an toàn để thay lốp
Bạn cần một bề mặt chắc chắn, bằng phẳng nhằm hạn chế xe lăn bánh khi đang thay lốp. Cố gắng đỗ xe tránh xa đường giao thông và bật đèn khẩn cấp. Tránh nền đất mềm và dốc.

2. Kéo phanh tay và chuyển cần số về P
xe-11-7033-1411977658.jpg
Nếu là xe số sàn, về số 1 hoặc cài số lùi.
3. Chặn cả lốp trước và sau bằng vật nặng
xe-12-5980-1411977659.jpg
Dùng đá, bê tông hay thậm chí là lốp dự phòng để chặn cho cả lốp trước và sau.
4. Lấy lốp dự phòng và kích xe
xe-13-7130-1411977659.jpg
Đặt kích dưới gầm xe phía gần lốp cần thay. Đảm bảo để kích tiếp xúc với phần kim loại của bộ khung. Nhiều xe có các bộ phận bằng nhựa đúc phía dưới xe. Nếu không đặt kích đúng chỗ sẽ làm vỡ nhựa khi bắt đầu nâng xe lên. Nếu không chắc chắn, hãy đọc hướng dẫn sử dụng.
Với phần lớn gầm xe hiện đại, có một khấc nhỏ hoặc chỗ đánh dấu nằm phía sau bánh trước hoặc phía trước bánh sau để đặt kích vào đó. Còn phần lớn xe tải hoặc xe đời cũ, tìm nơi đặt kích ở một trong những dầm của khung, ngay phía sau bánh trước hoặc phía trước bánh sau.
5. Nâng kích tới khi thiết bị này trở thành một chiếc trụ
xe-14-8774-1411977659.jpg
Kích nên đứng chắc tại chỗ. Kiểm tra để đảm bảo kích đứng vuông góc với mặt đất.
6. Tháo nắp chụp trục bánh xe và nới các ốc bằng cách quay ngược chiều kim đồng hồ
Tháo nắp chụp trục bánh xe: dùng đầu nhọn tua-vít nẩy nhẹ (có thể dùng vải chùm đầu tua-vít để trách làm xước vành nắp).Nếu tấm che này có ốc giữa hãy tháo rời chúng trước khi dùng tay giật mạnh



Tháo nắp chụp trục bánh xe

xe-15-2225-1411977659.jpg
Đừng tháo rời tất cả, chỉ cần phá bỏ lực cản. Bằng cách giữ bánh xe tiếp xúc với mặt đất khi nới những chiếc ốc đầu tiên, bạn sẽ thực sự xoay ốc thay vì xoay bánh xe.
Sử dụng cờ-lê trong bộ dụng cụ đi theo xe hoặc một chiếc chữ thập tiêu chuẩn. Cờ-lê có thể có nhiều kích cỡ khác nhau để mở những đầu nút khác nhau. Một chiếc cờ-lê đúng cỡ sẽ giúp tháo ốc dễ hơn.
Việc này có thể tốn sức nên có thể phải dùng tới trọng lượng cơ thể hoặc phải dậm chân lên cờ-lê. Phải đảm bảo xoay đúng chiều. 
* Lưu ý, nên tháo từng bu-lông theo hình sao hoặc chữ X. Trước tiên, tháo một bu-lông bất kỳ, tiếp theo là tháo chiếc ở phía đối diện, cứ thế tiến hành cho tới khi hết bu-lông.
Thông thường bạn chỉ cần một nửa hoặc 2/3 vòng để ốc lỏng ra. Chú ý không thảo rời ngay các ốc để giữ bánh ở tư thế thẳng đứng, tránh làm xước vành, hoặc quá tải cho một số bu-lông.


7. Nâng kích để nhấc bánh xe khỏi mặt đất
xe-16-3655-1411977659.jpg
Phải nâng đủ cao để có thể tháo lốp xẹp và thay bằng lốp dự phòng. Khi nâng kích, đảm bảo xe vẫn đứng chắc. Nếu nhận ra bất cứ sự mất ổn định nào, hãy hạ thấp kích và xử lý rắc rối trước khi tiếp tục nâng xe lên. Nếu thấy kích bị lệch góc hoặc nghiêng, hạ thấp và đặt lại.
8. Tháo nốt các ốc
xe-17-2389-1411977659.jpg
Xoay ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi các ốc được nới lỏng hoàn toàn. Lặp lại với tất cả các đai ốc, sau đó tháo rời hoàn toàn.
9. Tháo bánh​
xe-18-3325-1411977659.jpg
Đặt chiếc lốp xẹp phía dưới xe đề phòng trường hợp kích bị hỏng, xe sụp xuống đất. Bánh xe cũng có thể bị kẹt do kim loại bị gỉ. Bạn có thể phải thúc từ phía trong bằng một chiếc búa cao su hoặc tác động từ phía ngoài để tháo được bánh xe.
10. Lắp bánh dự phòng vào trục
xe-19-4035-1411977659.jpg
Chú ý canh cho thẳng vành xe với bu-lông bánh xe, sau đó lắp đai ốc.
11. Vặn chặt ốc bằng tay
xe-20-6035-1411977659.jpg
Sau đó dùng cờ-lê, vặn chặt nhất có thể. Để đảm bảo lốp xe cân bằng, đừng thắt chặt hoàn toàn một ốc mỗi lần. Vặn dần lần lượt để các ốc chặt như nhau. Tránh dùng quá nhiều lực vì có thể làm đổ kích. Có thể vặn chặt tiếp khi đã hạ xe xuống đất để tránh trường hợp bị đổ.
12. Hạ thấp xe nhưng không hạ hết
xe-21-7476-1411977659.jpg
Chưa đặt hết trọng lượng xe lên bánh xe vì bạn còn phải tiếp tục vặn chặt các ốc hết mức.
Cách nhận biết đủ lực là khi bạn nghe thấy tiếng kêu “tạch tạch” trên thân bu-lông là được.
Nâng kích và xoay thử bánh xe vài vòng để kiểm tra thao tác lắp có gì sai sót không. Nếu bánh xe quay êm và bon là được.

13. Hạ xe hoàn toàn và tháo kích
xe-22-3168-1411977659.jpg
Kết thúc việc vặn chặt ốc và lắp nắp chụp trục bánh xe.
Nổ máy cho xe chạy thử và để ý xem xe có phát ra tiếng ồn hay rung lắc lạ hay không. Nếu cảm thấy không an tâm thì sau đó bạn nên mang đến trạm sửa chữa để kiểm tra lại.

Lời khuyên:
- Nếu có điều kiện bạn nên lắp thêm thiết bị hiển thị áp suất lốp thì có thể biết sớm lốp nào đang mất hơi mà không phải dừng lại xem xét.
- Kiểm tra bộ đồ nghề và lốp dự phòng 1 tháng/ 1 lần và đặc biệt trước khi đi xa.
- Khi thay lốp ở trên đường lớn, nên để ý xung quanh, đề phòng khi có tiếng xe đi tới. Nếu bạn đặt biển báo nguy hiểm thì nên để cách vị trí đỗ xe khoảng 10-15m hoặc tìm đồ vật nào thay thế để cảnh báo sự cố cho phương tiện khác biết.
 
- Ở một số xe hiện đại, bánh xe dự phòng được chế tạo theo quy cách khác so với lốp chính. Do vậy, bạn nên mang lốp xe bị hết hơi tới trạm bảo hành và sửa lại để lắp về chỗ cũ. Vì lốp hỏng có cùng độ mòn với 3 lốp còn lại trên xe, nên sử dụng tiếp để giúp cho việc thay từng cặp bánh sau này được đồng bộ.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Chủ tịch Vinaxuki:'Có dại dột mới đi sản xuất ô tô made-in-Vietnam'

Cận cảnh chiếc ô tô con “Made in VietNam” đầu tiên

Để hiện thực giấc mơ sản xuất chiếc ô tô cá nhân “Made in VietNam”, từ năm 2009, Cty Cổ phần Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) đã đầu tư hơn 250 tỷ đồng để nghiên cứu và chế tạo ô tô cá nhân loại 4 và 7 chỗ và một số mẫu xe tải. Trong đó, dòng xe con có tỷ lệ nội địa hóa khoảng 50%, dòng xe tải nội địa hóa khoảng 40%.
Tuy nhiên, từ năm 2010 kinh tế rơi vào khủng hoảng, các ngân hàng xiết chặt cho vay, lãi suất tăng phi mã khiến Vinaxuki thua lỗ, và tới năm 2012 hoạt động của công ty phải tạm dừng. Thiếu tiền, giấc mơ chiếc xe cá nhân Việt đành dở dang, chưa biết tới khi nào nó mới có thể đưa ra thị trường.
 
Chiếc ô tô mẫu loại 4 chỗ do Vinaxuki sản xuất, với tỷ lệ nội địa hóa đạt khoảng 50%. Nếu xuất xưởng, giá xe dự kiến là 350 triệu đồng với bản số sàn, và 390 triệu đồng với bản số tự động.
Tuy nhiên, do khó khăn về vốn nên việc sản xuất bị gián đoạn từ năm 2012, chiếc xe cũng chưa thể hoàn thiện với nhiều bộ phận, phụ kiện chưa được lắp đặt. Ụ đèn dưới được dùng miếng xốp trắng dán để đảm bảo mỹ quan.
Cụm đèn sau. Được biết, để cho ra đời mẫu thiết kế chiếc xe này Vinaxuki đã thuê 10 chuyên gia Nhật Bản sang ăn, ngủ ngay tại nhà máy trong 4 năm liên tục.
Đuôi xe được thiết kế dáng vòng cung kiểu xe Mazda của Nhật Bản.

Lốp xe được nhập khẩu từ Nhật Bản.

Chiếc xe được trang bị động cơ 1.5L của hãng Mitsubishi (Nhật Bản), chỉ tốn 6 lít xăng/100km, bình xăng dung tích 45 lít. Gầm cao phù hợp cho địa hình miền núi, nông thôn.

Chiếc xe thiết kế 4 chỗ nhưng mới được lắp 2 ghế trước, 2 ghế sau vẫn để trống, vì thiếu vốn nên Vinaxuki chưa thể nhập ghế và các nội thất khác về hoàn thiện.
Để hoàn thiện toàn bộ nội thất xe và các bộ phận còn thiếu cần thêm khoảng 20 tỷ đồng nhập máy móc và linh phụ kiện, khoảng 50 tỷ đồng làm vốn lưu động cho công ty.

Ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinaxuki nâng niu “đứa con: cưng, giấc mơ suốt đời của ông.
Nội thất xe chủ yếu được đặt hàng sản xuất tại Đài Loan.
Những khoảng trống chờ sẵn để khi có thiết bị nhập về chỉ cần lắp vào là thành chiếc xe hoàn chỉnh.
Chiếc xe được ông Huyên đặt tên là VG, viết tắt của từ "Việt Nam Graceful" (Duyên dáng Việt Nam).
Toàn bộ khung và vỏ chiếc xe VG do Vinaxuki sản xuất. Hiện 200 chiếc vỏ xe đã ra lò thành hình hài, đã có khách đặt mua, nhưng thiếu vốn nên phải dừng sản xuất từ năm 2012 tới nay.

Ngoài mẫu xe 4 chỗ, Vinaxuki còn có ý định sản xuất cả chiếc xe 9 chỗ. Đây là 2 mô hình xe được Vinaxuki dự kiến sản xuất, chúng được đặt trang trọng ngay giữa sảnh tòa nhà điều hành.

 
Cũng vì hiện thực giấc mơ sản xuất ô tô "Made in VietNam" đã đẩy Vinaxuki vào tình hình khó khăn, thua lỗ, ngân hàng đóng băng các khoản vay, khiến Vinaxuki phải tạm dừng hoạt động toàn bộ các nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô từ năm 2012 tới nay.
Để không lãng phí cỏ tự nhiên trong khuôn viên nhà máy trong lúc dừng sản xuất, ông Huyên mua dê, bò, lợn, gà về thả để có nguồn thịt sạch.

Chủ tịch Vinaxuki:'Có dại dột mới đi sản xuất ô tô made-in-Vietnam'


"Buổi trưa tôi ăn cơm với các anh em công nhân cán bộ, chiều làm mẩu bánh mì với chút rau cỏ là xong. Cá, bò, lợn, dê tôi nuôi lấy. Nhưng tôi chỉ mong có tiền để làm ra cái xe do chính tay người Việt Nam sản xuất" - ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki).

Từ một doanh nghiệp đi đầu trong đẩy mạnh nội địa hóa, đến nay Vinaxuki lại rơi vào tình cảnh "sống dở chết dở". Bản thân doanh nghiệp này đang phải ôm khoản nợ lên đến 1.200 tỷ, trong khi nhà máy buộc phải ngừng hoạt động đã 3 năm nay vì không tìm đâu ra vốn để hoạt động.
Mẫu xe du lịch VG-150 nội địa hóa 50% của VinaxukiMẫu xe du lịch VG-150 nội địa hóa 50% của Vinaxuki suốt 3 năm qua vẫn chỉ là mô hình
Suốt 3 năm qua, để trả lương cho người lao động, Vinaxuki đã phải bán hơn 5.000 tấn sắt vụn và máy móc cũ. Doanh nghiệp cũng buộc phải cắt giảm lao động từ 1.160 xuống còn hơn 200 người, trong đó có nhiều lao động tay nghề cao, được đào tạo bài bản.

Điều gì đã khiến một doanh nghiệp được coi là hình mẫu phát triển cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam, lại lâm vào "thảm cảnh" như vậy? Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng ông Bùi Ngọc Huyên.

Thưa ông, sau 20 năm hình thành và phát triển, ông đánh giá như thế nào về nền công nghiệp ô tô Việt Nam?

Ông Bùi Ngọc Huyên: Bằng nhiều năm phân tích, suy nghĩ, so sánh với nước ngoài, tôi kết luận công nghiệp ô tô Việt Nam không thành công. Tôi không nói thất bại mà là không thành công, chủ yếu do chính sách thuế và chính sách vốn.

Hai chính sách đó làm "chết" công nghiệp ô tô, mà không chỉ công nghiệp ô tô mà còn nhiều ngành công nghiệp khác.

Ông có thể nói cụ thể hơn?

Có một điều thế này, tôi đã nhiều lần được Bộ Công thương mời tham gia hội thảo, những vấn đề liên quan đến chính sách. Nhưng tôi thấy chúng ta không có cái gì là thống nhất cả.

Ví dụ, Bộ Công thương thì nói rằng học tập kinh nghiệm của các nước nếu Việt Nam muốn có nền công nghiệp ô tô. Chính phủ phải hỗ trợ các doanh nghiệp ban đầu, giống như Chính phủ đang hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa, hỗ trợ nông dân trồng cây cao su...

Riêng ô tô, gần như Bộ công thương đề nghị rất nhiều, nào là giảm thuế, nào là hỗ trợ vốn với lãi suất bằng 0, nào là tạo điều kiện để có công nghệ này công nghệ kia. Bộ Khoa học công nghệ cũng đưa ra rất nhiều chính sách đề nghị, Bộ muốn nền công nghiệp ô tô được ứng dụng những công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất. Nhưng tất cả sang Bộ tài chính gần như bị "tắc" hết.

Nhiệm vụ của Bộ tài chính là thu, cụ thể là thu thuế. Ô tô thì thu được rất nhiều thuế. Một cái xe hơi giá 1 tỷ đồng thì trong đấy phải 400 đến 450 triệu là tiền thuế rồi. Thế sao Bộ tài chính lại luôn "kêu" rằng không có tiền? Không có tiền vì nhiều lí do khác. Do những khủng hoảng về tài chính, do những thất thoát, do rất nhiều nguyên nhân, nên ngân sách không đủ tiền để hỗ trợ công nghiệp ô tô.

Như các nước khác thì rất đơn giản. Muốn hỗ trợ nền công nghiệp ô tô, người ta chỉ cần trích ra khoảng 10% số thuế thu được của ngành ô tô là xong. Việt Nam thì không cần đến 10%, chúng ta chỉ cần trích 5% số thuế thu được trong quá trình doanh nghiệp ô tô đã nộp lên thì cũng đủ tiền hỗ trợ.

Là người trong cuộc và là chủ một doanh nghiệp sản xuất ô tô nội địa, ông mong muốn một chính sách ưu đãi như thế nào?

Chính sách ưu đãi tức là xe nội địa hóa trong nước thì cần được hạ các loại thuế xuống, để ta có giá bán cạnh tranh. Ví dụ như xe của tôi, chúng tôi có thể lắp động cơ, lắp bộ phụ tùng ngang dòng xe tầm trung. Loại xe này nước ngoài đang bán từ 550-600 triệu VNĐ, nhưng tôi là doanh nghiệp Việt Nam tôi không thể bán với giá đấy.

Tôi chỉ bán khoảng 350 triệu VNĐ thì người tiêu dùng mới mua. Xe mới ra chưa biết thương hiệu thế nào người ta không dám mua, nhưng nếu bán rẻ thì người tiêu dùng có thể chấp nhận được. Trong 100 người Việt Nam, tôi tin đến 60-70 người muốn sử dụng hàng trong nước.

Nhưng nếu không có chính sách hỗ trợ thì hàng trong nước chết ngay. Nước nào người ta cũng hỗ trợ, không riêng gì Việt Nam. Cái gì mới ra đời, không được "nuôi" là "chết", hỗ trợ không phải cho tôi mà chính là cho người tiêu dùng. Đáng lẽ cái xe có giá 550 triệu, người tiêu dùng chỉ phải mua 350 triệu thôi.

Nhiều doanh nghiệp khác cứ đi lắp ráp, có lãi thì mua vàng, đất đai v.v… tôi thì nuôi nội địa hóa. Tôi có suy nghĩ khác họ.

Vậy còn vấn đề của chính sách vốn là gì thưa ông?

Chính sách vốn là do ngân hàng. Năm 2014, thị trường ô tô tăng trưởng đến 43%, ngân hàng nói rằng thừa rất nhiều tiền, nhưng ai vay được vốn? Toàn bộ là doanh nghiệp lắp ráp với nhập xe nguyên chiếc, họ được vay thoải mái. Thậm chí có doanh nghiệp còn không trang bị công nghệ, chẳng có gì cả, gần như không đủ tiêu chuẩn làm ô tô. Nhưng họ có thể vay được 500-700 tỷ đồng để nhập phụ tùng hoàn chỉnh, thậm chí xe sơn rồi, về Việt Nam lắp lại, hoặc nhập xe nguyên chiếc về bán.

Còn những doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao để sản xuất nội địa hóa thì chẳng được gì cả. Tài sản của tôi vẫn đủ để thế chấp, ngân hàng cũng thừa nhận tôi có tài sản để thế chấp nhưng họ bảo tôi không vay được vì tôi nội địa hóa, như thế là không khả thi, phiêu lưu, chưa ổn định.

Có lẽ nguồn vốn là vấn đề gây khó khăn nhất cho Vinaxuki trong những năm vừa qua?

3 năm nay tôi đi xin họ, "lạy" họ rồi, nhưng họ đều trả lời là Vinaxuki đầu tư công nghệ cao thì phải vay vốn Chính phủ, Chính phủ chỉ định Ngân hàng phát triển cho tôi vay, nhưng Ngân hàng phát triển lại bảo rằng: dự án tôi làm là vay vốn các ngân hàng thương mại, nên có dự án mới họ mới cho vay, dự án cũ thì không cho vay được. Tôi bây giờ sợ chết khiếp các ông làm dự án mới rồi.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, ông Bùi Quang Vinh từng nói rằng: "Vì mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cũng có nhiều doanh nghiệp chết oan", và tôi cũng là một trong những doanh nghiệp đó. Đầu tư công nghiệp như thế mà 3 năm nay tôi phải để máy chết yên một chỗ, còn những người họ chỉ làm thủ công thôi thì vay vốn, tiêu thụ ra nước ngoài thoải mái.

Ngân hàng cho tôi vay 150 tỷ đồng, cái nhà máy tôi xây hết 450 tỷ. Khi ngân hàng mới tài trợ tôi 50 tỷ còn 100 tỷ họ cắt luôn. Thế là nhà máy của tôi "chết". Giả sử nhà máy tôi nội địa hóa 30% thì ít nhất cũng có lợi cho đất nước 30%, tôi tạo việc làm cho công nhân làm lốp, thùng xe v.v…

Tiếp tục câu chuyện về công nghiệp hỗ trợ, ông có thể phân tích rõ thêm thực trạng của công nghiệp hỗ trợ nước ta hiện nay?

Nói về công nghiệp hỗ trợ thì phải dẫn chứng từ xe máy. Hồi trước, xe Dream nhập khẩu từ Thái Lan về, có lúc giá lên đến 2.600 USD, nhưng sau đấy thì nội địa hóa trong nước thì Dream hạ xuống 1.000 USD. Tại sao? Khi Honda vào đây đầu tiên họ nhập nguyên chiếc về bán hoặc nhập phụ tùng về lắp. Nhưng bây giờ xe máy có thể nội địa hóa ở Việt Nam đến 60-70% rồi, thì giá xe máy phải hạ xuống.

Nền công nghiệp ô tô cũng tương tự, để hạ được giá bán thì giá thành phải hạ, muốn hạ giá thành phải sản xuất phụ tùng trong nước. Bộ Công thương tìm mọi cách sản xuất phụ tùng trong nước, nhưng theo lời một lãnh đạo của trung tâm sản xuất phụ tùng hỗ trợ, có nói với tôi là “cuối cùng chẳng ra cái gì”. Thí dụ, chính sách đưa ra để hỗ trợ doanh nghiệp, thế mà hàng chục năm nay trong ngành sản xuất hàng hỗ trợ có mỗi một doanh nghiệp ở Tp.HCM là được vay vốn và chính sách ưu đãi.

Sản xuất phụ tùng ai cũng biết là quan trọng, nhưng không có cái gì tự nhiên nó có cả. Để dân làm được thì nhà nước phải cho vay vốn, và quan trọng là phải dài hạn. Giống như các tập đoàn ô tô Hàn Quốc, trước đây họ được cho vay thời hạn tới 30 năm mà lãi suất có thể bằng 0.

Tôi vay 200 tỷ đồng, thời hạn 2-3 năm, mới có 1 năm rưỡi họ đã cắt, họ dựa vào nghị quyết 11 của Chính phủ là ổn định chính sách vĩ mô. Vậy nên tôi đang đầu tư dở từ năm 2013 đến giờ chẳng được vay vốn, các vốn khác đều là vốn vay từ ngân hàng.

Sản xuất ra trong những năm 2010-2012, gần như chỉ đủ trả lãi vay và nộp thuế. Đến nay doanh nghiệp của tôi đang ôm khoản lỗ hơn 1.000 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ như thế, thành ra chẳng ai đầu tư sản xuất hàng hỗ trợ, mà chỉ có tôi "đâm đầu" vào.

Người ta bảo tôi dại dột, nhưng "có chết" tôi vẫn không từ bỏ.

Còn về 'Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035' thì sao, ông đánh giá thế nào?

Theo tôi, chiến lược này không phải là sai hoàn toàn. Chiến lược có thể nói đúng đến khoảng 60-70% nhưng chính sách kèm theo lại không chuẩn hoặc chưa có.

Chiến lược Thủ tướng ký tháng 7/2014 nhưng đến giờ, chính sách về chiến lược ấy lại chưa xong, chưa duyệt. Trong một trận đánh, Bộ Tổng tham mưu có thể đề ra một chiến lược, nhưng chiến lược ấy không cụ thể, không rõ ràng, bài bản, thì quân lính sao thực hiện được?

Chiến lược ô tô cũng thế thôi, chiến lược có rồi, vạch ra từ cách đây 15 năm tôi không nghĩ là sai, nhưng mà chính sách lại ngược lại với chiến lược.

Theo ông, đến năm 2018 người tiêu dùng có cơ hội được mua xe giá rẻ không?

Nếu 2018, thuế nhập khẩu xuống 0%, điều này chỉ có lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài, còn người tiêu dùng Việt Nam chưa chắc đã được lợi.

Bởi vì để cân bằng ngân sách, thì Bộ Tài chính sẽ nghĩ cách phải tăng thêm thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) lên. Vì thuế TTĐB chẳng ai cấm tăng cả, WTO không cấm. Thế nên người tiêu dùng đừng nghĩ là chờ đến 2018, thuế nhập khẩu ô tô hạ đi sẽ được mua xe giá rẻ.

Như vấn đề xăng dầu bây giờ, nếu thuế nhập khẩu hạ đi thì người ta tăng thuế gì? Thuế môi trường, từ 100% lên 300%. Người ta còn tăng nhiều thứ khác nữa chứ.

Quay trở lại với khó khăn hiện tại của Vinaxuki, ông đã tìm ra giải pháp nào để gỡ khó cho doanh nghiệp chưa?

Một vài đối tác nước ngoài đồng ý bán chịu cho tôi phụ tùng ô tô 9 tháng mới trả nhưng tôi cần bán đất, bán bớt nhà máy để trả nợ ngân hàng và lấy vốn để nộp thuế. Một chiếc ô tô nhập khẩu phụ tùng về đến Hải Phòng phải có tiền nộp thuế ngay mới được.

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng đang bày tỏ sự quan tâm và muốn mua lại cổ phần của Vinaxuki. Nếu tìm được đối tác phù hợp, tôi dự định sẽ bán 50% cổ phần. Tài sản của Vinaxuki hiện giờ kiểm toán có giá trị 3.200 tỷ, nếu bán một nửa cổ phần tôi sẽ có đủ tiền để trả hết nợ ngân hàng. Phần tiền còn lại, tôi sẽ tập trung đầu tư để nhà máy có thể hoạt động trở lại.

Sau đợt khó khăn, những doanh nghiệp bị ngân hàng bao vây sẽ là những người khôn nhất.